Đình làng Thụy Lũng xã Quốc Tuấn

16/11/2023 16/11/2023 1792 0
Đình làng Thụy Lũng xã Quốc Tuấn huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình là nơi tôn thờ Đức Thành Hoàng Bản cảnh Bùi Đằng Liêu – Phó mã Thượng tể Đại Tướng quân - Thượng đẳng Phúc thần

Đình làng Thụy Lũng xã Quốc Tuấn huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình là nơi tôn thờ Đức Thành Hoàng Bản cảnh Bùi Đằng Liêu – Phó mã Thượng tể Đại Tướng quân - Thượng đẳng Phúc thần. Ngài đã có công lớn, giúp nước -  phò Lê Thái Tổ, chống giăc Minh, Ngài đã tham gia Triều chính giúp nhà Lê trị vì đất nước trên 35 năm. Khi tuổi ngoài 70 Ngài đẫ cáo quan trở về làng Rọng thiết lập Miếu hội, tu sửa lại chùa, khuyến cáo nhân dân theo những phong tục Thuần hậu, dạy dân trồng dâu - nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa xây dựng nên làng “Rộng” tức làng Thụy Bích ngày nay. Đình làng Thụy Bích còn là nhân chứng lịch sử của Chi bộ đảng đầu tiên của đảng bộ xã nhà vào tháng 9 năm 1939. Đình đã được UBND tỉnh Thái Bình xếp hạng “ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA” năm 1997.

Hình ảnh: Đình làng Thụy Lũng 

Thụy Lũng tên cổ là làng Rộng thuộc xã Quốc Tuấn huyện Kiến Xương tỉnh TB. Trước cánh mạng tháng 8 năm 1945 nằm trong tổng Thụy Lũng- huyện trực định  - Phủ Kiến Xương. Thời Nhà Nguyễn (Trước năm 1590) Thuộc huyện Chân Định tỉnh Nam Định. Năm 1890 mới thuộc về tỉnh Thái Bình. Thời Lê thuộc Tiên Hưng trấn Nam Hà. Nghiên cứu về mảnh đất con người Thụy Lũng và những vùng đất phụ cận bằng phương pháp địa lý học, lịch sử cho thấy, từ cuối đời nhà Trần sang Hồ, trang ấp Thụy đã được hình thành tên gọi là “ Ấp Thụy:” Đến thời Lê sơ - nơi đây dân cư đã đông đủ, dân ở xen kẽ trên các cánh đồng màu mỡ, thuận tiện cho việc canh nông. Sự hội nhập của các dòng họ,như họ Phạm, Họ Lê , Họ Lai, Họ Nguyễn,họ Trần. Từ các nơi về đây đã có lịch sử từ trăm  năm. Chỉ riêng dòng họ Phạm, nhạc phụ của Tướng quân Đằng Liêu sau này đã tụ ở đất này 1- 2 đời về trước. Về mặt địa lý lịch sử chút ít đã cho thấy diện mạo vùng đất này trong đó có cả Thụy Lũng có niên đại “ngàn năm “ Lịch sử. Nó được hình thành do chu trình tiến lùi và sự bồi tích của phù sa  sông Trà lý tên cổ là “Bạch Lãng” hay còn gọi “ Tiểu Hoàng Giang”.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, dân trang trong Thụy Lũng có điều kiện phát triển vươn lên, ngoài việc cấy cày làm chính, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ cũng được ra đời và phát đạt, do Tướng quân Bùi Đằng Liêu truyền dạy, duy trì giáo tập. Chợ Rộng cạnh chùa Chiêu Khánh, gần trụ sở UBND xã Quốc Tuấn nay được hình thành, từ đó chợ họp phát triển, lúc đầu tháng 9 phiên sau tăng lên 12 phiên vào các ngày ( 2,4,6,9) để giao lưu trao đổi tơ tằm, kén nhộng và các thứ hàng hóa nông sản khác. Từ cuối thời Lê đã hình thành Thị tứ nhỏ, chợ búa sầm uất, thuyền nam, mành nghệ từ các nơi ra vào buôn bán thông thương, tấp nập, xứng danh là “ Lũng Đầu kỳ tích”.Nơi đây không chỉ có 1 đời sống tinh thần phong phú thể hiện qua các Hội làng, mang đậm nét Văn hóa độc thù rất sống động, mà còn có 4 Lãnh Tuồng chèo cổ của dân nơi này tạo ra.

Ngoài việc Tế Thần, tế thánh, Đằng Liêu phó Mã Đại Tướng quân, dân làng còn có cờ hội bơi thuyền, con sông nhỏ ven làng, nay chỉ còn dấu tích, hoặc đức đoạn. Hàng chục thuyền lớn nhỏ cùng Hội thuyền của dân cư trong làng, trong vùng xuôi theo dòng nước để về dự hội. Hội thuyền nhưng không phải là đua thuyền mà ngồi trên thuyền là các trai thanh - gái lịch từ các nơi truyền đến hò hát, đối đáp giao duyên, gửi gắm tình cảm của mình đối với người bạn tương lai. Tuy chưa được rõ lắm về cội nguồn của hội, song cũng chắc chắn rằng đây là hội của vùng dân cư ít nhiều măng tính của nghề sông nước. Rồi có thể tự buổi ban đầu, dân cư nơi này là các vạn chài. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, người dân ở đây đã có mặt trong Đạo quân của Đằng Liêu “Dinh lễ cổ thư” chống lại quân xâm lược là đồn Kim Kê ( Dấu tích bia đá vuông nay vẫn còn) điều đó là 1 minh chứng nói lên truyền thống quật khởi của ND Thụy Lũng nói riêng và các vùng phụ cận nói chung.Đây là 1 sự kiện hết sức quý giá bổ sung cho truyền thống chống giặc Minh trên đất Thái Bình. Truyền thống ấy không ngừng được nâng lên qua các thời kỳ và được đưa lên tầm cao dưới sự lãnh đâọ của đảng cộng sản. Năm 1939 nhân chứng thời gian khắc ghi trong lịch sử trọng đại, sự ra đời của Chi bộ đảng CS cái nôi của CM, đẫ được đảng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận tặng kỷ niệm chương và Bằng có công với nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Ôn cố tri Tân, người Thụy Lũng Quốc Tuấn luôn tâm niệm về điều đó. Đối với đảng bộ và UBND xã xuất phát từ quan điểm: “ Sống trong hiện tại cần hiểu rõ về quá khứ để có định hướng cho tương lai” Âu cũng là cái đạo lớn trong mỗi chúng ta - khắc ghi học tập và noi theo. Theo lũng đầu kỷ tích và tư liệu khảo sát tại chỗ cùng với tư liệu thành văn bản hiện nay, Đại Vương tên thật là Bùi Đằng, tên chữ là “Liêu” thân phụ là Bùi Huyền, thân mầu là Phạm Thị Hoa. Tổ tiên của Bùi Đằng ở Hương Kiền Ngệ Tĩnh, Cuối đời nhà Trần đầu nhà Hồ, triều đình lũng đoạn, quan cai trị địa phương là Phạm Hổ thừa cơ  nổi lạn mưu đồ cát cứ. Lúc bấy giờ cụ Bùi Huyền là thầy thuốc gia truyền ưa làm điều thiện, tránh sự bức bửu đe dọa của Phạm Hổ, hẳn định mời ông làm quân sư. Vì không chung đường với những người không cùng lý tưởng, phải lãnh nạn trên chiếc thuyền nan và trai gia, nhân  túc đến Thụy Lũng, gặp cảnh gặp người là gia đình cụ “Phạm Sùng” Ông neo thuyền ở lại và được cụ Sùng gả con gái là Phạm Thị Hoa làm vợ, năm ngoài 20 tuổi Bùi Huyền và Phạm Thị Hoa đẫ sinh ra Đại Vương. Bùi Đằng có chỗ gọi là Đằng Liêu sinh ra ở đất Thụy Lũng vào giờ thìn ngày 12 / 9 năm canh thìn. Với tư chất thông minh dĩnh ngộ “ Từ khi lọt lòng mẹ đến khi 6 tuổi, ông đã am tường âm luật thơ Đường, lên 7 tuổi mời thày về dạy học. Vốn là người thông minh nên các bài vở đều quán triệt hanh thông, võ lượt cũng toàn tài, các sách Ngô binh pháp đều thông, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, không chỗ nào là không biết. Đằng Liêu trưởng thành cùng lúc đất nước bị giặc Minh xâm chiếm đô hộ, phủ tiên lúc bấy giờ bị đói gọi là Phủ trấn Nam, ND bị đọa đầy kìm kẹp đau khổ. Không cam chịu cảnh đọa đầy,Bùi Đằng tự đứng lên chiêu tập thân sỹ, thân hào cùng nhân dân trong làng đứng lên khởi nghĩa. Đại bản doanh trại lập tại Thụy Lũng, tên gọi “ Kim Kê” Tiền đồn đặt ở phía tây bắc gọi là Thụy trang  dinh tự bảo vệ cho đồn Kin kê, nay là “ Đình Thụy Bích” Còn hai  tiền đồn viễn tiêu quân giặc chỗ đó dân lập đền thờ phụng gọi là “ Tân Đê Trại đồn” hay “ Trứ linh từ” Còn tiểu khu là miếu giang đông “ Giang Đông Linh Từ” Khu miếu trung hậu phía tây là kho chứa binh khí nay là miếu thở phụng  hay “ Thụy Sốc Linh Tư” Trong các Di tích trên còn nhiều câu đối ca ngợi công lao hiển hách chống giắc Minh do Ông chỉ huy.

“ Sinh tiền lương Tướng văn vũ kiêm toàn phù quốc tộ

Hóa hậu phúc thần uy lịnh hiển hách bảo độ nhân.”

Có nghĩa là:

Sống là tướng giỏi văn võ song toàn phù tổ quốc

Chết là phúc thần uy linh hiển ứng tự muôn dân

Hay những câu

Là Tướng giỏi danh nho lê sử năm xưa ghi là phúc thần.

Là hiển thách Lũng đầu thôn xóm rất thanh cao.

Theo lũng đầu kỳ tích, quân sỹ do Ông chỉ huy lên đến 500 người, khí thế nghĩa quân mạnh như mãnh hổ, làm cho quân giặc ở phủ Trấn nam “ Trấn Nam Hà” nhiều phen khiếp đảm kinh hồn. Có lúc nghĩa quân của Ông làm chủ cả 1 vùng phía nam huyện, nghĩa quân của ông đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ  và tham gia nghĩa binh.Khi cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi phát triển và đã lan tỏa khắp cả nước, nghĩa quân của Đằng Liêu đã gia nhập nghĩa quân của Lê Lợi đã lên tới 3 vạn tinh binh và phong cho ông là thuyền quân khống chế giặc Minh. Kể từ khi theo phụ Lê Lợi nghĩa quân của ông đã đánh địch trên dưới 50 trận lớn nhỏ, ông cùng với các Tướng lĩnh khác của Lê Lợi như Phạm xảo, Lý Tuận Đinh Lễ, Nguyễn Xế vây hãm thành Đông quan, sau ông được linh đi chặn viện của địch do Liễu Thăng chỉ huy kéo sang. Quân ta phục ở ải Chi Lăng phá tan viện Minh giặc. Chém chết Liễu Thăng trên sườn núi Mã Yên rồi tiến quân giải phóng hàng loạt các đồn giặc và tiếp tục vây hãm thành Đông Quan.Quân Minh ở Đông quan có 20 vạn do Vương Thông chỉ huy- cố cầm cự với ta chờ viện binh. Khi nghe cả 2 đạo quân đều bị quân ta đãnh cho tan tác, chúng tuyệt vọng phải xin  đầu hàng rút quân về nước.Sau 10 năm chiến đấu bền bỉ ngoan cường cuộc khởi nghĩa Lam sơn đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang giải phóng dân tộc. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế lập nên Triều Lê.Các quan võ bá quan cùng nhân sỹ tốt, đều được nhà Vua tặng phẩm theo thứ bậc. Đằng Liêu cũng được phong là “ Phó mã Thượng tể Đại Tướng quân”. Trong hàng loạt các câu đối còn ghi lại ở Đình Thụy Bích  ghi lại công đức của ông.

“Phù lê chúa khởi binh non sông thêm cảnh đẹp

Báo ơn vua dẹp cường giặc bao, cỏ cây nhuộm đầm xuân”.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi ông còn được phò Lê giúp nước 35 năm. Đến năm ngoài 70 tuổi ông mới được nhỉ trở về làng Thụy Lũng, ông đã cho xây dựng trên nền Đồn Kim Kê 1 ngôi miếu hội đồng và tu sửa lại chùa Chiêu Khánh. Ngôi Đình Thụy Lũng nơi trước ông đã từng cẩu đảo linh thần nay cho tôn tạo lại khang trang hơn. Ngôi Đình ấy sau khi ông mất đi dân tôn vinh ông là Đức Thành Hoàng của Làng, việc phát triển trồng dâu nôi tằm, ươm tơ dệt lụa, khuyến cáo nhân dân theo phong tục thuần hậu cũng được ông dốc sức ra làm để thực sự Thụy Lũng là nơi đất lành chim đậu, vùng huyệt Địa - linh, sinh nhân kệt không ngừng được hồi sinh. Ông mất ngày 13 / 9 năm  Bính Ngọ trong 1 lần đi thăm thú cảnh núi Thu tinh bất bạt Hà Tây. Dân trang luôn nhớ về ông - đẫ trên 600 năm  hương khói không lúc nào ngơi. Ngày sinh ngày mất của ông đều trở thành Lễ hội truyền thống của làng và đẫ đi vào Lịch sử.

Lệ rằng:

Đằng Liêu  - Phó mã Tướng quân

Phò Lê giúp nước ghi danh sử vàng

Thụy Bích – Quốc Tuấn Anh hùng

Dân làng mở hội, tri ân về chầu

Dù ai đi đâu bán đâu

Mười hai tháng 9 dâng hương hội về

Dù ai buôn bán trăm nghề 

13 tháng 9 hội về dâng hương.

Để tỏ lòng thành kính tri ân công đức của các bặc Trung thần, nghĩa sỹ có công với nước với dân. Để khơi dạy phát huy truyền thống yêu nước của thế hệ hôm nay và mai sau.là việc làm rất có ý nghĩa, là đạo lý uống nước nhở nguồn – là nét đẹp văn hóa của DT ta. Đồng thời hợp với chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta – kế thừa có chon lọc  nền văn hóa cổ truyền tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tác giả: Thế Công 

Map

Sample Plan