Đồng chí Phạm Đồng Thụy - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng.
Đồng chí Phạm Văn Nghiêm - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng.
Được thành lập năm 1959, theo quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh, từ đội văn công nhân dân, thành đoàn chèo, đến nay là Nhà hát chèo, 65 năm qua, đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, người lao động Nhà hát Chèo luôn nỗ lực phấn đấu, miệt mài, hăng say lao động, sáng tạo, giữ gìn, truyền bá những giá trị tinh hoa nghệ thuật truyền thống của cha ông. Qua hàng vạn buổi diễn, hàng trăm vở chèo dài và sử thi, hàng ngàn ca cảnh, ca khúc chèo với đủ loại chủ đề khác nhau (nhất là những vở diễn về đề tài Thái Bình), đồng thời qua những kênh thông tin đại chúng, nghệ thuật chèo Thái Bình đã góp phần làm cho nhân dân trong tỉnh, trong nước và người nước ngoài thêm hiểu biết, thêm tin yêu Thái Bình hơn, cùng thêm động lực giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Chèo - loại hình di sản văn hóa trong lộ trình đề nghị UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đồng chí Trương Thị Hồng Hạnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình.
Đồng chí Trương Thị Hồng Hạnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024.
Năm 2024, Nhà hát Chèo cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật, xây dựng chương nghệ thuật chủ đề “Về miền lúa hát” tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc và xuất sắc giành được 5 huy chương Vàng, Bạc cho tập thể nghệ sĩ và cá nhân. Ghi nhận thành tích đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen cho 1 nghệ sĩ Nhà hát Chèo có thành tích xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt động nghệ thuật biểu diễn; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024.
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở VHTTDL phát biểu tại chương trình kỷ niệm.
Phát biểu tại chương trình kỷ niệm, thay mặt các đồng chí lãnh đạo Sở, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng chúc mừng và ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công trong chặng đường xây dựng và phát triển Nhà hát Chèo Thái Bình 65 năm qua. Để Nhà hát chèo Thái Bình tiếp tục phát triển xứng tầm với truyền thống và ngang tầm với nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của công chúng, trên chặng đường đi tới, đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Nhà hát chèo Thái Bình cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức, các sản phẩm, tác phẩm sân khấu phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân; tham mưu các cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ tài năng, nâng cao đời sống cho các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công; chuyên nghiệp hóa hoạt động dàn dựng, biểu diễn của Nhà hát đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, hiện đại của nghệ thuật; quan tâm cử cán bộ tham gia đào tạo đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hát, múa cho diễn viên Nhà hát; xây dựng chương trình và kế hoạch chuyển đổi số của Nhà hát; số hóa và bảo lưu các vở chèo, đặc biệt là chèo cổ và tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật chèo tới đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Chương trình nghệ thuật của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình.
Các cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình qua các thời kỳ chụp ảnh lưu niệm tại chương trình kỷ niệm.
Tự hào về truyền thống 65 năm xây dựng, phát triển của chèo chuyên nghiệp Thái Bình nói chung, Nhà hát Chèo nói riêng, đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng trên chặng đường mới, các thế hệ nghệ sĩ sẽ trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình nghệ thuật, góp phần làm rạng rỡ nghệ thuật chèo trên đất chèo, thiết thực để loại hình nghệ thuật cổ truyền này sớm được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.
Trích nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở VHTT&DL Thái Bình