Làng nghề dệt Phương La
Làng nghề dệt Phương La

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0915773538

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: haidh.tbh@gmail.com

Địa chỉ: Làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà Thị trấn Hưng Hà, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt của Phương La đã có cách đây khoảng 700 năm. “Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về làng Mẹo với anh thì về Làng Mẹo buôn bán trăm nghề Sáng đi bán lụa, tối về buôn tơ”. Làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), hay còn gọi là làng “Mẹo”, sở dĩ có tên gọi làng Mẹo là vì gọi chệch tên làng Ứng Mão tên cổ của làng từ khi mới thành lập, cũng còn một lý do nữa để nhiều người, nhiều nơi gọi làng Mẹo vì người dân của làng có nhiều “mưu mẹo” trong nghề buôn bán tơ lụa từ xa xưa. Làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) có nghề dệt buôn bán lụa từ thời xa xưa. Xã Thái Phương, huyện Hưng Hà có 5 thôn đó là: Hà Nguyên, Nhân Xá, Xuân La, Trắc Dương và Phương La với dân số hơn 9.450 khẩu nhưng duy nhất chỉ có thôn Phương La có nghề dệt. Thôn này đất chật người đông, dân số 3.418 khẩu, chiếm 30% dân số cả xã, với 103ha đất nông nghiệp, bình quân ... Xem thêm

Nhận xét và đánh giá

Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Bản đồ

Giới thiệu

×

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt của Phương La đã có cách đây khoảng 700 năm.

“Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về làng Mẹo với anh thì về

Làng Mẹo buôn bán trăm nghề

Sáng đi bán lụa, tối về buôn tơ”.

Làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), hay còn gọi là làng “Mẹo”, sở dĩ có tên gọi làng Mẹo là vì gọi chệch tên làng Ứng Mão tên cổ của làng từ khi mới thành lập, cũng còn một lý do nữa để nhiều người, nhiều nơi gọi làng Mẹo vì người dân của làng có nhiều “mưu mẹo” trong nghề buôn bán tơ lụa từ xa xưa.

Làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) có nghề dệt buôn bán lụa từ thời xa xưa.

Xã Thái Phương, huyện Hưng Hà có 5 thôn đó là: Hà Nguyên, Nhân Xá, Xuân La, Trắc Dương và Phương La với dân số hơn 9.450 khẩu nhưng duy nhất chỉ có thôn Phương La có nghề dệt. Thôn này đất chật người đông, dân số 3.418 khẩu, chiếm 30% dân số cả xã, với 103ha đất nông nghiệp, bình quân mỗi khẩu được 250m2 đất canh tác, tương đương với 0,70 sào Bắc Bộ, vì vậy người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề dệt.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt của Phương La đã có cách đây khoảng 700 năm. Ngày xưa, người làng Phương La dệt lụa trên khung cửi rất đơn giản, ngoài khung dệt để mắc sợi dọc, còn bao gồm con phượng được treo trên xà nhà, nối với hai bàn đạp, là dụng cụ để mở hai lá go, cho con thoi đưa sợi tơ ngang lao qua lao lại, một ba tăng (cổ truyền gọi là khổ), mỗi khi thoi lao qua, khổ dập vào để đan chặt sợi ngang với sợi dọc. Mỗi ngày một người chỉ dệt được 5 - 6m lụa. Tấm lụa dệt bằng tơ tằm có màu vàng óng, mềm mại, chiều ngang chỉ rộng 30 - 40cm. Lụa dệt xong, người ta đem chuội, để chuội lụa phải dùng mỡ cơm xôi (là loại mỡ lấy từ các mạc treo dính bên cạnh lòng già của con lợn). Ngâm cho mỡ ngấu, lên mùi, sau đó cho tấm lụa vào ngâm, thấu đều, để chừng nửa ngày cho mỡ bám, ngấm vào từng sợi tơ. Vớt tấm lụa ra căng thẳng trên hai đầu néo để phơi. Người ta dùng hai bàn tay, tay trên, tay dưới kẹp tấm lụa vào giữa, rồi xoa đi xoa lại để chất mỡ dính chặt vào mặt lụa, xoa đến khi nào cả tấm lụa nổi màu vàng, bóng lên là được. Chuội lụa là khâu rất quan trọng cho chất lượng tấm lụa. Chuội xong dùng các văng căng đều hai mép tấm lụa (để định hình khổ lụa).

Khi lụa đã khô, người ta gấp lại và mang ép qua một đêm để mặt lụa được phẳng, khâu cuối cùng, tấm lụa được cuốn tròn, bọc kín, rồi dùng vồ con hoặc chày đập đều vào, đập đến khi nào thấy tấm lụa mềm, giở ra vẫn giữ được màu vàng nhạt như lông gà con mới nở, đặt bàn tay vào thấy mềm, mát lạnh là được.Các đại gia làng Mẹo đều đi lên từ nghề dệt may.

Thời kỳ đất nước chìm trong ách nô lệ, phong kiến song nghề dệt ở làng Mẹo vẫn phát triển, hầu như gia đình nào cũng làm nghề. Dù khung cửi rất đơn giản, thô sơ nhưng vải làng Mẹo nổi danh thiên hạ, có mặt ở các phố Hàng Ngang, Hàng Đào ở Thủ đô Hà Nội nên đời sống của người dân vẫn được bảo đảm.

 Khi nền kinh tế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu, nghề dệt ở Phương La gặp rất nhiều khó khăn. Các mô hình hợp tác xã giải thể, nhiều người bỏ nghề, đi làm thuê khắp nơi. Nhưng với khát khao giữ nghề, những người thợ tay nghề cao trong làng vẫn gắng truyền dạy nghề cho con cháu, tự tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn nâng cấp, đầu tư cải tiến máy dệt thủ công thô sơ thành máy dệt bán tự động, liên hoàn. Sản phẩm của làng nghề từ đó đa dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. Một trong những người có công làm sống dậy làng nghề dệt Phương La cuối những năm 80 phải kể đến nghệ nhân Trần Văn Sen và ông cũng là người đầu tiên đưa công nghệ in hoa tẩy nhuộm về làng. Số người trở lại nghề dệt ngày một đông, làng có sản phẩm tốt, bán chạy, thu nhập của người thợ được cải thiện.

Nhờ tư duy thích ứng nhanh của người Phương La đã giúp họ nhanh chóng đổi mới nguyên liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguyên liệu rất phong phú đa dạng (bông tự nhiên, bông nhân tạo, tơ tằm..) và thông dụng, có thể được mua từ nhiều nơi, hay nhập khẩu ở nước ngoài. Qua năm tháng, nguyên liệu tơ tằm để dệt lụa ngày một hiếm, thị hiếu của người tiêu dùng cũng ngày một thay đổi. Những người mặc quần áo may bằng lụa tơ tằm, bằng đũi bây giờ không nhiều, phần vì nó quá bền, may bộ quần áo bằng lụa tơ tằm, hoặc đũi, phải mặc vài ba năm mới hỏng; phần vì giá thành rất cao, nên người ta chuyển sang mặc hàng vải dệt bằng sợi bông. Kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu sử dụng khăn mặt, khăn ăn, khăn tắm, khăn dùng trong thể thao… ở trong nước và xuất khẩu ngày một nhiều, cả làng Phương La lại chuyển đổi sang dệt các loại khăn bằng sợi bông.

Người Phương La cũng không ngừng sáng tạo, đổi mới, cải tiến công cụ dệt: từ thủ công thô sơ, đến các máy dệt hiện đại. Người làng Phương La dệt lụa tơ tằm, dệt đũi, dệt lụa sa tanh bằng máy dệt đạp chân, máy dệt chạy bằng mô tơ điện, một ngày mỗi máy dệt được vài chục mét. Hiện nay làng Phương La có 1.500 hộ gia đình với trên 6.000 nhân khẩu, nhưng làng có tới 2.000 máy dệt công nghiệp và bán công nghiệp. Khổ tấm lụa, tấm vải cũng rộng tới 80cm, thậm chí đến 1,2m để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ðầu thập niên 80 mặt hàng lụa sa tanh, lụa hoa kẻ ô vuông của làng Phương La đã có mặt trên thị trường khắp cả nước, được chị em phụ nữ rất yêu thích, dùng để may quần, may váy và bộ đồ bà ba.

Người Phương La mạnh dạn đổi mới cả trong tổ chức sản xuất: sản xuất theo hộ gia đình, sản xuất theo tổ hợp và sản xuất theo công ty, xí nghiệp. Quy trình sản xuất mới với công nghệ hiện đại, năng suất, chất lượng cao mang lại cho người dân đời sống sung túc; đồng thời, tạo cho người Phương La có tư duy quản lý, từ tư duy “trọng nông”, lấy lương thực làm đầu, cuộc sống “tự cung, tự cấp”, “an phận” sang tư duy “kinh tế hàng hóa, thị trường… Từ năm 1990, người Phương La đã chuyển hướng chủ yếu dệt khăn các loại cho thị trường trong nước và quốc tế. 

Phương La có tổ hợp chuyên sản xuất khăn ăn để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ðể dệt được một chiếc khăn ăn mỗi chiều chỉ dài từ 22 - 25cm, cả chiếc khăn có trọng lượng từ 12 - 15 gam, người ta phải chọn sợi bông nhỏ đều, mang tẩy trắng nõn rồi mới dệt thành khăn, dệt xong, cắt rời từng chiếc, máy các cạnh của khăn lại, dùng bàn là là phẳng đóng gói thành từng chục để xuất khẩu.

Trải qua những thăng trầm của thời gian, làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp cho xã hội một lượng hàng hóa khá lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động mà còn gìn giữ những nét đẹp văn hóa của cha ông. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng. Làm gì để làng nghề dệt Phương La phát triển bền vững đang là câu hỏi đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và sự chung tay của người dân, doanh nghiệp./.

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực