Đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng với tốc độ phát triển du lịch nhanh và bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ. Thời quan qua, du lịch Thái Bình đã có những bước phát triển nhảy vọt đáng khích lệ, khẳng định được vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Đặc biệt công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh nhà được thúc đẩy mạnh mẽ như: phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; trong đó chú trọng tuyên truyền sâu rộng Luật Du lịch, Luật tài nguyên môi trường, Luật di sản văn hóa và các văn bản có liên quan về quản lý lễ hội, bảo vệ di tích, quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa... Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hàng năm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá điểm đến nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch: Tổ chức Lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại chỗ cho các khu, điểm du lịch và doanh nghiệp dịch vụ lữ hành; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh; Cung cấp ấn phẩm, tài liệu du lịch hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch sau dịch Covid 19; Khai trương và đưa vào vận hành thí điểm Cổng thông tin du lịch điện tử áp dụng công nghệ 4.0 - tại đây, các doanh nghiệp du lịch được đăng tải thông tin miễn phí; Tổ chức Hội nghị kết nối, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nhằm giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có nhiều cơ hội xây dựng tour du lịch với những điểm đến mới phục vụ khách du lịch sau đại dịch.
Hình ảnh: Người dân đông đảo tham gia tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch
Ngoài các website du lịch và các mạng xã hội như Facebook đang hoạt động rất hiệu quả, cùng với đó là các ứng dụng du lịch thông minh với mục đích hình thành hệ sinh thái du lịch, tạo sự tương tác, hỗ trợ giữa du khách, chính quyền và doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp sản phẩm du lịch thông minh trên thiết bị di động của cả hai nền tảng hệ điều hành IOS và Android, giúp du khách có thể tìm hiểu, cập nhật và tra cứu bất kỳ thông tin nào liên quan đên điểm đến, danh lam, thắng cảnh, làng nghề tiêu biểu, nơi lưu trú, nhà hàng, địa điểm,… và nhiều tiện ích khác.
Hình ảnh: người dân chăm chú đọc các thông tin trên tập gấp du lịch
Việc triển khai các biện pháp truyền thông, nâng cao nhận thức từ tầng lớp người dân đến du khách, giúp mọi người có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch, từ đó giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của tài nguyên đối với phát triển du lịch, giá trị cảnh quan môi trường. Đẩy mạnh việc giáo dục cho thế hệ trẻ, học sinh trong nhà trường về phát triển du lịch bền vững. Đặc biệ, Sau khi thực hiện các biện pháp phục hồi, mở cửa lại du lịch cũng như việc đẩy mạnh tuyên truyền du lịch Thái Bình đã đạt dược những thành tựu đáng khích lệ, 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch đã có sự gia tăng trở lại ở các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, khu, điểm du lịch trong tỉnh; năm 2022 đón được 705.567 lượt khách, doanh thu 423 tỷ đồng, trong đó có 1.895 lượt khách quốc tế; thời điểm mở cửa lại du lịch trong đợt 30/4 và 01/5/2022 số khách du lịch ước đạt 82.500 lượt, tăng từ 100% - 150% so với cùng kỳ năm 2019.
Sản phẩm OCOP
Nhận thức rõ tầm quan trọng về việc xây dựng sản phẩm du lịch đi đôi với quảng bá hình ảnh cho sản phẩm, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Bình đã thường xuyên đề xuất, tham mưu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: xây dựng bản đồ sản phẩm du lịch cho khách du lịch, xây dựng hệ thống bảng chỉ dẫn, sơ đồ chi tiết cho từng khu, điểm du lịch. Nâng cấp website du lich Thái Bình, liên tục cung cấp ảnh đẹp, ẩm thực hấp dẫn cho du khách, xây dựng phát triển các trang mạng xã hội như facebook, twiter, snapchat,..mở các chiến dịch quảng bá du lịch rộng rãi phối hợp tour, tuyến và khách sạn có giá cả hợp lý thu hút khách,... Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hình ảnh sản phẩm du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số là tiền đề để du lịch trong tỉnh có bước chuyển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh cũng như sự phát triển chung của tỉnh nhà.
Phạm Yến