Đông Hưng- một vùng quê văn hiến

07/08/2023
Nhà sử học Phan Huy Chú khi viết về phủ Tiên Hưng đã ghi “Những người học giỏi, những bề tôi hiền thì phủ Tiên Hưng đứng đầu cả xã miền dưới”

Trong dân gian thì lưu truyền câu ca:

Thần Khê có bốn ông nghè

Ông nào cũng được Châu phê thần đồng

Hoặc                                      

Đã là con mẹ con cha

Thì sinh ở đất Duyên Hà- Thần Khê

Phủ Tiên Hưng xưa có 4 huyện: Ngự Thiên, Diên Hà, Thần Khê, Thanh Lan. Huyện Đông Hưng ngày nay có phần đất của huyện Diên Hà, Thần Khê, Thanh Lan nối tiếp mệnh mạch của phủ Tiên Hưng có “những người học giỏi, những bề tôi hiền”, những nhà khoa bảng, có những danh thần, danh nhân nổi tiếng, đóng góp tài năng, trí tuệ vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đông Hưng còn một phần đất (xưa thuộc Đông Quan) lại nối tiếp mệnh mạch của Phủ Thái Bình “nhân vật đều cứng cỏi”. Theo trình tự thời gian xin nêu một số tên tuổi nhân vật.

1. An Hạ Vương (1175-1268) và phu nhân Đàm Chiêu Trinh (?...1268) là nhân vật lịch sử sống vào cuối triều Lý, đầu triều Trần của nước Đại Việt, là những người sinh ra và lớn lên trong gia đình "trâm anh thế phiệt" nhưng ông bà có tấm lòng cao cả, học rộng tài cao. Ông cùng phu nhân về vùng đất thang mộc tại hương Động Nhuế (nay là xã Đông Xuân) sinh sống, tại vùng đất mới hoang sơ ông bà vận động dân nghèo khắp nơi về khai hoang lập ấp, khơi thông các luồng lạch, mở rộng sông ngòi, lập bến mới (gọi là bến Sẽ) để thuyền bè từ sông lớn vào trao đổi hàng hoá được thuận tiện. Bên cạnh đó, ông dựng khu chợ ở trung tâm ấp - gọi là chợ Nội (ngay gần bến Sẽ) tạo điều kiện cho thuyền bè lên bờ thông thương. Chợ Nội sang đến thời Trần nổi tiếng là một chợ sầm uất, buôn bán đủ các mặt hàng đông vui, nhộn nhịp, dựng chùa, dựng đình, đúc tượng để thờ thần, thờ phật. Chính sự tận tâm, tận lực, hết lòng vì dân, vì nước ấy mà ông được nhân dân bản ấp yêu quý, tôn trọng. Ngày nay Đình Quán xã Đông Xuân là nơi tôn thờ ông bà là di tích LSVH cấp Quốc gia và gần Đình Miều xã Đông Quang là lăng mộ ông bà.

                                                                                                      Ảnh chụp: Đình quán xã Đông Xuân nơi thờ An Hạ Vương và Phu Nhân Đàm Chiêu Trinh

2. Danh thần Quách Gia Cầm, Quách Gia Di (1252-1292  là anh em sinh đôi, sinh ra ở đất Đà Giang (Đà Bắc- Hoà Bình) từ nhỏ hai ông nổi tiếng văn võ song toàn, lớn lên các ông đều là những thổ quan có thế lực ở vùng Đà Giang. Hai ông trở thành Phò mã của nhà Trần do chính sách giữ yên phên dậu của hai triều Lý- Trần. Thời ấy Giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta, vua Trần xuống chiếu cho cả nước đứng lên đánh giặc. Hai anh em họ Quách về ứng nghĩa. Vua giao cho hai ông chỉ huy đốc suất quân lương phục vụ cuộc kháng chiến. Lộ Long Hưng và Thiên Trường thời ấy là kho người kho của, là hậu phương của nhà Trần. Cuộc xâm lăng của quân Nguyên ta đã đánh bại hoàn toàn. Hai ông được ban tước Hầu. Khi hai ông qua đời dân làng khuốc đã phụng thờ tại Miếu Quách linh từ và được UBND tỉnh cấp bằng di tích.

3. Ngự tiền Đỗ Tử Bình: (1324-1383) Ông là thế hệ thứ hai họ Đỗ ở Phúc Hưng Trang, huyện Thần Khê, lộ Long Hưng (nay là thôn Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng). Ông quê gốc ở Nghệ An. Ông sinh năm Giáp Tý 1324. Năm 1346 ông đỗ Ngự tiền học sinh (Tiến sỹ) là người văn võ song toàn. Ông là tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp của ông gắn liền với cuộc chiến giữa Đại Việt và Chiêm Thành cuối thế kỷ 14, ông đã có nhiều công lao bảo vệ sự bình yên của đất nước, để làm được việc ấy quá nửa cuộc đời ông lăn lộn ở vùng biên cương chặn đánh giặc. Ông cũng đã viết nên kế sách Bình Chiêm an quốc. Khi mất, dân làng Hưng Tứ tôn ông làm Phúc thần và các triều sau đều có sắc phong thần cho ông. Đền Thái Bảo, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng là nơi tưởng niệm và an nghỉ của Đỗ Tử Bình

4. Trần Thiệu Ninh (Thế kỷ XIV) dân gian thường gọi là Thiệu Ninh công chúa – là con gái của vua Trần Nghệ Tông và Huệ Từ. Tương truyền, bà Huệ Từ quê ở Tây Quan, hương Cổ Lũ- thời Lê, Tây Quan đổi thành Đông Quan (nay là thôn Đồng Hải, xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng). Khi vua mất, bà Huệ Từ vào tu tại chùa. Thiệu Ninh đã cho xây dựng chùa Từ Ân, Thiệu Ninh được người đương thời khen ngợi:” Công chúa tuy là dòng dõi cao quý của nhà vua nhưng vẫn không quên chốn gốc. Ruộng lộc của công chúa, cho dân trong vùng cày cấy để lo hương hỏa. Vì vây, sau khi bà mất, các làng Tây Quan, Thượng Tầm, Hạ Tầm đều lập đền thờ bà. Các đời sau đều phong bà là Thượng đẳng thần. Sự tích về ngôi chùa Từ Ân và  tấm lòng của bà được khắc vào bia đá từ năm 1382 nay vẫn được lưu giữ.

Ảnh chụp: Chùa Từ ân nơi thờ Thiệu Ninh công chúa

5. Trần Thị Quý Minh (Thế kỷ XIV) Công chúa Trần Thị Quý Minh là con vua Trần Duệ Tông sau khi vua cha mất công chúa đã rời bỏ Kinh thành tìm về vùng đất nay thuộc xã Đông Tân khai phá đất hoang, lập làng, công chúa chiêu tập dân không nhà cửa, ruộng vườn từ các nơi về cùng mở đất cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, xây dựng phong tục, tập quán, đời sống của nhân dân no đủ, bà dạy dân múa hát, điệu múa đó còn lưu lại đến ngày nay (múa giáo cờ giáo quạt)…Bà còn bỏ tiền ra xây chùa, khi bà mất dân làng trong vùng tôn bà làm Thánh Mẫu Thành hoàng và được vua ban sắc Thượng đẳng thần. Để tưởng nhớ công ơn bà hàng năm Lễ hội làng Thượng Liệt hay còn gọi là lễ hội làng Giắng được tổ chức vào từ ngày 10 - 12 tháng Giêng hàng năm, trong đó sở hữu nhiều nét văn hóa độc đáo, nổi bật và đặc sắc nhất là lễ rước ông thầy, bà thợ và điệu múa giáo cờ, giáo quạt. Múa giáo cờ, giáo quạt đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. 

6. Tiến sỹ Hoàng Kỳ (1559-) Hoàng kỳ quê làng Phong Lôi, huyện Thanh Lan, phủ Tân Hưng nay là thôn Phong Lôi xã Đông Hợp, ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Khoa Quý Mùi, M¹c Diªn Thµnh thø 6 (1553), ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, làm quan trải hai triều Mạc- Lê Trung Hưng. Từ tham chính sứ ông được thăng đến Tự Khanh. Năm 1613 ông được cử làm phó sứ sang sứ nhà Minh. Cuối đời ông về trí sĩ tại quê nhà, sau lại lập trại ấp mới ở làng Nguyễn. Khi ông mất được truy phong Vĩnh lộc đại phu.

7. Tiến sĩ Phạm Cảnh (Thế kỷ XVI) Phạm Văn Cảnh tự là Hiếu Liêm, hiệu Trung Thành quê làng Kỳ Trọng, huyện Thanh Lan, phủ Tiên Hưng (nay là thôn Kỳ Trọng, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng). Ông đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, Mạc Hưng Tri năm thứ 2 (1589), được bổ là Hiến sát  sứ Hải Dương. Năm 1592, nhà Mạc bị đánh bại phải bỏ Thăng Long. Ông bị nhà Lê bắt, thấy ông là người có tài, nhà Lê không giết, cho ông về quê. Sau nhà Lê lại vời ông ra làm quan, không thể từ chối, ông cáo biệt dân làng rồi lên đường về Kinh. Khi thuyền gần đến Kinh thành, ông bảo với người cùng đi lấy giấy bút cho ông. Ông vừa viết, vừa đọc câu: “Sinh Mạc thời, sĩ Mạc triều, thực Mạc lộc sự nhi hà kham” (sinh thời Mạc, làm quan thời Mạc, ăn lộc nhà Mạc không thể thờ hai chúa). Đọc xong câu ông vừa viết, ông liền nhảy xuống sông tự tử. Nhân dân quê ông và Bát Tràng nơi ông tự vẫn đều lập đền thờ ông.

 

                                                                                                                              Ảnh chụp: Từ đường Tiến Sỹ Phạm Cảnh

8. Tiến sĩ Đào Vũ Thường (1704...?)  Đào Vũ Thường quê làng An Lũ, tổng Hà Nội, huyện Thanh Quan, phủ Tiên Hưng (nay là thôn Đồng Lan, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng). Ông thi  đỗ Hương Cống (cử nhân) năm 19 tuổi, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông không tiếp tục học để đi thi hội mà ra dạy học vừa dạy vừa học. năm Bính Dần, Cảnh Hưng năm thứ 7 (1746) đời vua Lê Hiển Tông, ông đi thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, năm đó ông đã 42 tuổi. Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm Hiến sát sứ. một thời gian sau, ông trở lại nghề dạy học làm Huấn đạo Nghệ An. Ông có công mở ấp Đồng Lang, biến đất hoang thành làng xóm trù phú. Dân làng kể rằng, khi ông được ban lộc điền, ông không nhận ruộng đất đã thành “Bờ xôi, ruộng mật” của nhân dân mà đã nhận vùng đất hoang hóa, ông đã nêu một tấm gương về lòng

9. Bảo mẫu Nguyễn Thị Tần (1725...?) Kiệt tiết công thần Bảo mẫu Trinh Kiệt đại vương- Nguyễn Thị Tần. Bà sinh ngày 13/01/1725 trong một gia đình quyền quý nhưng không đài các, kiêu sa, là người đàn ngọt, hát hay, công, dung, ngôn, hạnh. Từ nhỏ bà đã có tiếng nết na, hiền thục, nếp sống giản dị hoà cùng với nhịp sống của những người quê dân dã, năm 16 tuổi Bà đ­ược vua Lê Hiển Tông tuyển vào cung dạy các phi tần trông nom hoàng tử Lê Duy Vĩ. Trong thời gian Thái tử bị giam, chỉ có bà với chức phận Nhũ mẫu với đ­ược vào thăm nom. Thấy nạn cơm ngục không thể nuốt trôi, bà liền đem kinh nghiệm làm bánh chè Lam kết hợp với những gia vị nơi cung vua chế biến ra một loại bánh gọi là bánh cáy dâng lên Thái tử. Sau khi bà rời triều đình trở về quê, bà đã đem kỹ thuật chế biến “Bánh cáy truyền lại cho dân và được dân làng Nguyễn tôn là tổ nghề bánh cáy”.  Năm Cảnh H­ưng thứ  43 (1782), vua Hiển Tông phong cho bà là Quận Phu nhân. Lê Chiêu Thống- con Lê Duy Vĩ lên ngôi, nh công ơn bà đã phong cho bà là Kiệt tiết công thần Bảo mẫu đại v­ương. Đến các Triều Nguyễn sau này bà được phong tặng Lê triều kiệt tiết công thần. Lúc sinh thời, tổ của bà đã hưng công sửa chữa đình Thượng, xây cầu đá, mở rộng chợ, khi về làng bà lại đem ruộng, tiền giúp cho làng và các làng quanh vùng…phàm những người nghèo túng, cơ nhỡ đều được bà giúp đỡ. Bà mất ngày 05 tháng 04 năm Canh Thân (1800) được dân làng Nguyễn thờ làm Thành hoàng, ngày giỗ bà dân làng đều mở hội tế lễ. Từ đường, đền thờ, lăng mộ tổ nghề Bánh cáy, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận

9. Cử nhân Lương Quý Chính (1825-1907) Lương Quý Chính, dân gian thường gọi là cụ Thượng Hưng, quê xã Phú Khê, tổng Phú Khê, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng (nay là thôn Đông, xã Hồng Vệt, huyện Đông Hưng). Ông thi đỗ cử nhân khoa Canh Tuất Tự Đức năm thứ 3(1850). Sau khi thi đỗ, ông trải từ chức Tri huyện Nho quan, Án sát Bố chính Thanh Hóa, Ninh Bình rồi Viện trưởng Viện khu mật, Thượng thư bộ hộ, cuộc đời Lương Quý Chính là một tấm gương vượt khó học tập mà thành tài. Khi thành tài ra làm quan thì hết lòng vì dân, vì nước, sống ngay thẳng liêm khiết. Khi đã về trí sĩ vẫn đem những hiểu biết của mình ra giúp dân, giúp nước. Vua Tự Đức đã có lời khen ông :” Bắc phi Chính bất bình” (ở ngoài Bắc nếu không có Lương Quý Chính thì không bình yên ). Lương Quý Chính thường nói với con cháu: ”Suốt đời ta, ta luôn tránh cho dân những chi tiêu vô ích”; trước khi chết ông còn dặn con cháu: ”Việc ma chay không làm cản trở được công việc đồng áng”. Lương Quý chính là người đã chỉ đạo đào sông Sa Lung giúp cho việc tưới và tiêu nước của phủ Tiên Hưng, xưa dân gian còn gọi con sông này là “sông Thượng Hưng” (Hưng là tên làng của cụ). Toàn quyền Đông Dương P.Patxkiê đã viết: Lương Quý Chính người Phú Khê, cử nhân năm Tự Đức thứ 3 là một quan chức đáng kính và là một bậc quân tử. Biết rất rõ các tính chất của đất đai, hiểu các vấn đề liên quan tới công việc thủy lợi.

Minh Thu 

Bài viết liên quan

Lịch trình của bạn