Lễ đón bằng di tích LSVH cấp tỉnh Đình Trung Nghĩa, xã Hồng Giang (Đông Hưng)

24/12/2020
Sáng ngày 19/12 tại không gian khu di tích Đình Trung Nghĩa- thôn Đông Đô, xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, UBND xã Hồng Giang đã long trọng tổ chức lễ công bố và đón Bằng xếp hạng di tích LSVH cấp tỉnh cho Đình Trung Nghĩa

Đến dự chương trình đại lễ có: Đồng chí Phạm Xuân Thiện- Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên Giáo, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thường vụ phụ trách cụm 1; cùng các đồng chí lãnh đạo đại diện UBMTTQVN, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Nội vụ huyện Đông Hưng. Về phía chính quyền sở tại gồm có ông Nguyễn Văn Vĩnh- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hồng Giang; ông Nguyễn Quang Hạ- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã...và đông đảo con em xa quê, nhân dân trong vùng.

https://scontent.iocvnpt.com/resources/portal/Images/TBH/pvh_dhg/5_646193011.jpg

Ảnh: Lễ đón bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh được tổ chức long trọng, nghiêm trang

Xã Hồng Giang ngày nay là đất của Liêm thôn cũ, có vị trí liền kề sông Trà Lý, đất đai màu mỡ phù sa nên ngay từ xưa đã có nhiều dòng người chuyển cư về khai ấp lập làng. Liêm Thôn cách thành phố Thái Bình 13km về hướng Nam, là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng của huyện Đông Hưng.

Đình Trung Nghĩa cũng như các ngôi đình khác là một biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, nơi thờ tự bốn vị nhân thần có công lao to lớn với dân với nước, được ghi danh trong sử sách và lưu truyền trong hậu thế, trải qua các triều đại đều được vua ban sắc phong, chuẩn cho thờ tự: 1 là Tiền Lý Nam Đế (tức Lý Bí;) 2 là Lý Đào Lang Vương (anh trai của Lý Nam Đế); 3 là Hậu Lý Nam Đế (tức Lý phật Tử, cháu họ của Lý Nam Đế) và Trần triều Hưng Đạo Đại Vương. Ngoài ra Đình còn phối thờ các liệt sỹ của toàn xã Hồng Giang đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

https://scontent.iocvnpt.com/resources/portal/Images/TBH/pvh_dhg/hg_4_413105808.jpg

Ảnh: Đồng chí Phạm Xuân Thiện - Trưởng Ban Tuyên giáo - GĐ trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tặng hoa

 Đình Trung Nghĩa là một trong tổng thể 11 thiết chế văn hóa còn được lưu giữ lại trên địa bàn xã Hồng Giang và là di tích đầu tiên được lựa chọn xếp hạng cấp tỉnh. Đình không chỉ là một công trình văn hóa, tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử minh chứng cho sự hình thành và phát triển của làng xã, dòng họ trên vùng đất Liêm Thôn xưa và Hồng Giang ngày nay mà còn chứng kiến nhiều sự kiện cách mạng, kháng chiến của vùng đất làng Liêm Thôn cũ và Hồng Giang ngày nay. Ngay từ thời kỳ trước cách mạng tháng 8 đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau này kháng chiến chống Mỹ đình là nơi tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng, nơi mít tinh, hội họp và là địa điểm nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa I và bầu cử hội đồng nhân dân, nơi làm việc của các tổ chức đoàn thể các cấp, nơi nhân dân đấu tranh đòi thi hành sắc lệnh giảm tô ...Hòa bình lập lại đình Trung Nghĩa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của làng, sinh hoạt chi bộ của thôn...

https://scontent.iocvnpt.com/resources/portal/Images/TBH/pvh_dhg/hong_giang_280722782.jpg

Ảnh: Toàn cảnh di tích nhìn từ phía trước

Để ghi nhận những giá trị LSVH của di tích cũng như công năng sử dụng của ngôi đình làng. Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân thôn Đông Đô nói riêng và cán bộ và nhân dân xã Hồng Giang nói chung. Ngày 31/12/2019 UBND tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định số 3895/QĐ-UBND quyết định về việc xếp hạng di tích LSVH cấp tỉnh năm 2019 cho di tích Đình Trung Nghĩa.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phạm Xuân Thiện - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên Giáo, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện khẳng định di tích LSVH đình Trung Nghĩa là một bộ phận của di sản văn hóa Việt Nam, là tài sản, bản sắc văn hóa được công nhận là di tích LSVH cấp tỉnh; đây là một vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn của Đảng bộ và nhân dân xã Hồng Giang. Đồng chí đề nghị các ban, ngành, đoàn thể trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức được ý nghĩa, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của di tích; nghiêm chỉnh chấp hành Luật di sản văn hoá; chấp hành tốt các quy định về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tại di tích; duy trì và tổ chức tốt lễ hội truyền thống hàng năm theo phương châm lấy lễ hội để bảo tồn, tôn tạo di tích; chấp hành nghiêm Quyết định 20 của UBND tỉnh Thái Bình quy định về thực hiện nếp sống văn hoá trên địa bàn tỉnh đồng thời xây dựng kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy thật tốt giá trị di tích, giá trị lịch sử, coi đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể trên quê hương Hồng Giang./.

Minh Thu

Bài viết liên quan

Lịch trình của bạn