Theo nội dung các thần sắc hiện đang lưu tại đình Trung Thành thì đình làng thờ ba vị thành hoàng là Chử Đổng Tử, Tiên Dung công chúa và Tây Cung Ngọc Nữ tôn thần. Ngoài ra, đình còn thờ Đô đốc đại tướng quân tôn thần (vị tướng quân trong quân đội triều đình nhà Lê trong một trận chiến với giặc, ông đã anh dùng hy sinh và được vua Khải Định ban mỹ tự Đô Đốc đại tướng quân) và Đường Trưởng Bạch Đẳng Hung Khẳng tôn thần. Đối với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc ta, đình Trung Thành đã diễn ra các sự kiện lịch sử gắn với các hoạt động đầu tiên của chính quyển mới như : Địa điểm bầu cử quốc hội khoá 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 6/1/1946); địa điểm phát động các phong trào kháng chiến, kiến quốc, phong trào Bình dân học vụ; đình làng cũng là địa điểm mở các lớp học bình dân, địa điểm mở các lớp huấn luyện du kích và bộ đội chủ lực huyện.
Hình ảnh: Đình Trung Thành.
Theo truyền ngôn, đình Trung Thành được xây dựng từ thời Lê và được trùng tu vào năm Canh Thìn đời vua Bảo Đại (1940). Quy mô xây dựng cũ gồm 8 toà : Đình bơi, nhà trải (hai toà), Toà Tiền tế (đình Tiền), toà Trung tế (đình Trung), toà Hậu cung và hai toà nhà chè. Phía trước đình có sân rộng đến 3 sào bắc bộ, xung quanh có trụ biểu, tường hoa, trong vườn có nhiều cây gạo, cây nhãn cổ thụ; trên sân có bàn cờ người, có thêm chiếu tế và các tảng đá cắm đổ nghi trượng. Cạnh đình có một văn chỉ xây to hoàng tráng, hàng năm tổ chúc tế lễ linh đình. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đình bơi, nhà trải, văn chỉ đã bị phá huỷ. Năm 1982, toà Tiển tế đình Trung Thành do bị xuống cấp nặng nề, buộc phải giải ngõa. Năm 2009, nhân dân trong làng góp công, góp của xây dụng lại toà Tiển tế trên nển móng cũ.
Hình ảnh: Kiến trúc của Đình.
Hiện tại, đình Trung Thành quay mặt về hướng Nam, trước cửa có một khoảng sân rộng, trong sân vẫn còn một số cây gạo, cây nhãn cổ thụ, tuy các cây này đểu có thân gốc già nua, xù xì nhung cành lá vẫn tốt tươi, mùa vể vẫn nở hoa két trái; trước sân có một hổ bán nguyệt, trên hổ xây một nhà bia ghi tên tuổi các liệt sĩ là con em trong làng đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến cứu nước. Dưới gốc các cây nhãn già xây hai nhà bia, bên trong đặt các tấm bia đá, khắc lại tên họ những người đã tiến cúng xây dựng lại toà Tiền tế vào năm 2009. Kiến trúc hiện tồn của đình Trung Thành gồm có 5 toà : Tiền tế, Trung tế, Hậu cung và hai toà nhà chè. Ba toà Tiền tế, Trung tế, Hậu cung được bố trí theo hình chữ tam, hai toà nhà chè, xây bên cạnh toà Trung tế, chạy dài đến hết toà Hậu cung, khiến cho nội tự ngôi đình trở thành một không gian khép kín, rất an toàn.
Tòa Tiền tế (đình Tiền) gồm 5 gian, xây kiểu hồi văn 5 đấu, mái lợp ngói mũi, nóc đắp ngạc long ngậm đại bờ… Tòa Tiền tế chỉ xây tường hồi, phía trước 5 gian đóng 5 ô cửa, kiểu cửa khay chân quay 4 cánh, phía sau để trống không xây tường. Nội thất có 3 hàng chân cột, phía trên có 6 bộ vì được làm theo kiểu “thượng giá chiêng, hạ kẻ chuyền”, đầu dư đắp vẽ đầu rồng, câu đầu, xà ngang, nghé đỡ được đắp hoa lá lật.
- Tòa Trung tế (đình Trung): Nằm Toà Trung tế nằm cách toà tiển tế khoảng 0,2 mét, toà này gổm 5 gian xây kiểu hồi văn 5 đấu, mái chảy, lợp ngói mũi, nóc đắp cá chép ngậm đại bờ. Hai gian cạnh xây tường; ba gian giữa phía trước, và phía sau đều để trống không xây tường, không lắp cánh cửa. Toà Trung tế đình Trung Thành còn giữ nguyên được bộ khung làm bằng gỗ lim già, các hoa văn chạm khắc trên cấu kiện gỗ là những thông điệp quý giá về niên đại xây dựng, niên đại trùng tu. Các dấu vết của các lần trùng tu thể hiện rất rõ từ ở hệ thống bảy hiên đến các cấu kiện trong nội thất. Ở hệ thống bảy hiên tiển, để tài chạm khắc là mai, trúc và hoa văn lá lật hoá rổng, các thanh bảy đểu được chạm khắc cẩu kỳ, phía trên chạm các con nghê thẩn trong tư thế cong lưng gông sức gánh đỡ tàu mái. Tuy rất đẹp nhưng các mảng chạm này hoàn toàn thuần Nguyễn. Ở hệ thống bảy hiên hậu lại hoàn toàn khác, các thanh bảy ở đây nhỏ mà thanh, hoa vǎn trang trí trên dó là một lớp hoặc tầng tầng, lớp lớp đao lửa vươn dài. Đây là một loại hoa văn thông dụng, phổ biến và dễ nhận thấy nhất ở thời Lê Trung Hưng.
Nội thất toà Trung tế có 6 bộ vì, mỗi bộ vì có 4 hàng chân cột gồm 02 cột cái, 02 cột quân, các chân cột được đặt trên các chân tảng đá có hình tròn,đường kính nhỉnh hơn thân cột khoảng 2 cm. Hai vì hồi được làm theo kiểu vì “thượng vỉ ruổi, hạ chồng rương” trên thanh rường và vỉ ruổi không chạm khắc hoa văn, nhưng trên câu đầu lại chạm khắc dày đặc hoa văn mây lửa của nghệ thuật thời Lê. Trên các nghé đỡ lại chạm khắc hình đẩu hổ phù, và các đầu rồng cuốn thuỷ. Đây là loại hình hoạ tiết hay gặp trong các cấu kiện gỗ có niên đại Nguyễn.
Hình ảnh: Cổ vật còn lưu giữ tại đình.
Hai bộ vì ở gian cạnh cả vì nóc và vì nách đều được làm thống nhǎt theo kiểu chổng rường. Đây là hai bộ vì còn giữ nguyên được các cấu kiện gỗ, chạm khắc hoa văn đao lửa của thời Lê. Trên vì nóc, đấu đỡ thượng lương được chạm hình hoa sen cánh kép, đấu đỡ các thanh rường chạm các đài sen, trên các thanh rường điểm xuyết các hoa văn đao lửa. Trên thanh rường dưới cùng (cũng là câu đâu), chính giữa chạm hình mặt trời lửa, các tia mặt trời là các tia mác vươn dài. Hai bên cạnh chạm các hàng đao mác nghiêng đểu, chụm về hướng mặt trời. Ở vì nách, các đấu đỡ vẫn làm theo kiểu các đài sen, trên các thanh rường chạm các hình ô voan, trong đó chạm hình đẩu rổng hoặc các vòng soắn vặn thùng đan xen hoa vǎn đao mác. Hai bộ vì gian chính giữa cũng làm theo kiểu chồng rường. Vì nóc, đấu đỡ thượng lương khắc chữ thọ, các thanh rường chạm hoa văn lá lật, đầu dư chạm lỗng đâu rồng. Trên câu đầu khắc 4 chữ Hán “Quốc thái, dân an”. Các hoa vǎn trang trí ở hai bộ vì này hoàn toàn thuần Nguyễn; nhưng các vì nách vẫn giữ nguyên được các cấu kiện gỗ có kết cấu và đề tài, hoa văn trang trí của nghệ thuật điêu khắc thời Lê như hai gian bên cạnh. Dấu vết kiến trúc thời Lê đậm nét nhất lại được chạm khắc trên hệ thống xà dọc. Mặc dù trên mỗi thanh xà người ta chọn một loại hoa, lá riêng để làm đề tài trang trí, song trên đó hoa văn nổi bật nhất, dễ nhận biết nhất lại là hoa văn đao mác vươn dài của nghệ thuật chạm khắc gỗ thời Lê. Các hoa văn, hoạ tiết và dấu vết trên kiến trúc toà Trung tế đình Trung Thành đã cho thấy, đình Trung Thành được xây dụng từ thời Lê và trùng tu lại vào thời Nguyễn.
Hiện tại trong ngôi đình còn 04 tấm bia đá ghi lại viêc hung công, bán hau lấy tiển tu sửa lại đình vào thời Nguyễn.
Hai tấm bia đá hiện ghép vào tường gian hổi bên tả toà Trung tế khắc vào năm Bảo Đại thập nhất niên (1935): Nội dung ghi chép lại tên tuổi nhũng nguời bỏ tiển hung công để sửa đình.
Hai tấm bia hậu khắc có tên là “Trung thôn hậu thần ký” khắc vào ngày mùng 4 tháng 3 nǎm Bảo Đại thứ 15, ghi lại tên tuổi những người bỏ tiền ra mua hậu ở đình làng.
Toà Hậu cung nằm cách toà Trung tế 1,2m. Hiện nay, dân làng đã xây thêm một gian tạo thành một ống muống nối liên toà Trung tế và toà Hậu cung, khiến nội thất ngôi đình trở thành một không gian liên hoàn. Toà Hậu cung gồm 3 gian; xây kiểu hồi văn, mái chảy, lợp ngói mũi. Phía trước không xây tường; ba gian dặt ba ô cửa, kiểu cửa khay chân quay 5 cánh, ngưỡng cửa làm bằng các phiến đá tảng nguyên khối, chạm gờ, soi chỉ. Trong toà Hậu cung có ba ban thờ. Ban chính giữa đạt khám và tượng thờ ba vị thành hoàng Chử Đổng Tử, Tiên Dung công chúa và Tây Cung ngọc nữ tôn thần. Gian bên tả đặt bài vị của thành hoàng Đường Trưởng Bạch Đẳng Hung Khẳng tôn thần. Gian bên hữu đặt ngai thờ của thờ Đô đốc đại tướng quân tôn thần.
Đình Trung Thành có hai toà nhà chè, mỗi toà 4 gian. Hai toà nhà chè này được xây dọc, chạy dài hai bên từ toà Trung tế đến hết toà Hậu cung; kiểu xây hồi khánh, mái chảy, lợp ngói mũi, nội thất cuốn vòm. Trước kia, nhà chè là vị trí để dân làng sắp lễ và đón rước quan trên trong các dịp hội hè, đình đám. Ngày nay, nhà chè được sử dụng làm chỗ tiếp khách và nơi ở của cụ thử nhang trông nom ngôi đình.
Lễ hội đình Trung Thành diễn ra trong ba ngày từ mùng 10 đến ngày 18 tháng 2 âm lịch hàng nǎm. Vào hội dân làng tổ chức rước kiệu từ đình sang miếu Quan Đô, xin rước bát hương của thành hoàng Đô Đốc đại tướng quân từ miếu sang đình để tổ chức tế lễ. Đám rước bao giờ cũng phải có kiệu do các trai đô khiêng, đô rước đi kèm gồm có: Chấp kích, bát biểu, câu liêm, kiếm quất, truỳ đồng, biển hiệu. Nhạc khí có chiêng trong, thanh la, não bạt… Người được giao nhiệm vụ phục vụ đám rước đểu phải mặc áo nậu, đầu đội nón tốt, chân quấn xã cạp... Lễ vật dâng lên của đình xua quy định chỉ có huơng, hoa, oân, quá, xôi và phàn thu của các chú lợn “lềnh”. Tuy lễ vật được quy định đơn giản, tiết kiệm nhưng phần tế lễ ở hội đình được tổ chức rất trang nghiêm, song song với lễ tế làng còn có nhiều trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, đu quay, kéo co và tục thi bơi trải. Buổi tối tại sân đình thường tổ chức hát chèo, diễn lại các tích về hai vị thành hoàng Chu Đông Tử và Tiên Dung.
Ngày nay, hội đình Trung Thành chỉ được tổ chức trong ba ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 2 âm lịch. Miếu Quan Đô đã không còn nên nhân dân trong làng chỉ tổ chức rước kiệu mời thành hoàng đi du ngoạn xung quanh khu vực đình, rồi rước về vẫn tổ chức tế lễ dâng hương.
Thế Công (tổng hợp và sưu tầm)